Tổng quan về quy trình thiết kế và xây dựng nhà xưởng công nghiệp

thiết kế nhà thép tiền chế 1

Thiết kế xây dựng nhà xưởng là công đoạn ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và chất lượng công trình sau khi đưa vào vận hành sản xuất. Quy trình này được thực hiện như thế nào?

1. Quy trình thiết kế xây dựng nhà xưởng công nghiệp như thế nào?

1.1. Thiết kế bản vẽ tổng quan

Đây là cơ sở giúp doanh nghiệp, chủ đầu tư hình dung rõ hơn về công trình, gồm có bảng vẽ mô tả tổng quát toàn bộ công trình và các phương án về máy móc, thiết bị, công nghệ… cần sử dụng cho quá trình xây dựng nhà xưởng. Sau đó, đơn vị thiết kế sẽ tiến hành vẽ mặt chính công trình, phương án kiến trúc, thiết kế kết cấu và cơ sở hạ tầng, kỹ thuật.

1.2. Thiết kế bản vẽ thi công chi tiết

Sau khi đã thống nhất về bản vẽ sơ bộ, đội ngũ kiến trúc sư sẽ tiến hành thiết kế bản vẽ thi công chi tiết. Để thực hiện được việc này cần chuẩn bị bản thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế chi tiết, dự toán công trình và các tài liệu được khảo sát xây dựng liên quan khác. 

Chú ý, nội dung bản vẽ thiết kế triển khai xây dựng phải đáp ứng điều kiện về thông tin kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành. 

Bản vẽ thiết kế nhà xưởng

2. Chi tiết quy trình thi công xây dựng nhà xưởng

2.1. Chuẩn bị vật liệu và thiết bị xây dựng nhà xưởng

Bước đầu tiên trước khi tiến hành xây dựng là chuẩn bị nguyên vật liệu bao gồm thép, bê tông, gạch, đá, cát, xi măng… Việc lựa chọn và đặt hàng vật liệu phải được thực hiện trước khi bắt đầu thi công, đồng thời cần đảm bảo về điều kiện bảo quản tránh tình trạng hỏng hóc, gỉ sét hay hao mòn ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

2.2. Thực hiện thi công nền móng 

Nền móng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ bền chắc của toàn bộ công trình. Quá trình thi công xây dựng nền móng cần thực hiện theo đúng các bước sau:

  • San lấp đất nền
  • Định vị trục tim, xác định vị trí móng cột 
  • Đào móng hàng rào để tăng độ kiên cố cho nền móng
  • Thi công móng và đà kiềng dựa theo vị trí trục tim đã được xác định. 
  • Lu lèn đất nền
  • Tiến hành làm cốt thép và đổ bê tông sàn nhà xưởng.

2.3. Xây dựng kết cấu khung thép

Hệ thống khung thép còn được ví như phần xương sống của cả công trình. Bởi vậy, lắp dựng khung thép là một trong những bước quan trọng trong quy trình xây dựng nhà xưởng để đảm bảo tính vững chắc, chịu lực cho toàn kết cấu. Việc lắp dựng khung thép bao gồm 2 hạng mục chính là lắp khung sắt, cột thép và lắp xà gồ, giằng được thực hiện dưới sự hỗ trợ của thiết bị đo đạc hiện đại như máy đo kinh vĩ, máy chiếu laser để đảm bảo độ chính xác cao.

Đọc thêm: Cân đối ngân sách sửa chữa nhà xưởng cần lưu ý vấn đề gì?

thi công xây dựng nhà xưởng

2.4. Thi công hệ thống bao che 

Tiếp theo, đơn vị thi công sẽ tiến hành lắp dựng hệ thống bao che cho nhà xưởng, gồm các hạng mục như mái tôn, tường bao, vách ngăn, cửa thông gió, cửa ra vào… Đồng thời, nhà thầu sẽ thực hiện một số giải pháp cách nhiệt, chống nóng, chống thấm dột và chống cháy để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành sản xuất. 

2.5. Lắp đặt hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Các hạng mục cơ sở hạng tầng doanh nghiệp cần quan tâm khi xây dựng nhà xưởng bao gồm hệ thống mương thoát nước, đường vào, sân, kho, bãi… Những hạng mục trên nhằm đảm bảo việc vận chuyển hàng hoá và các hoạt động sản xuất, làm việc tại nhà xưởng được diễn ra thuận lợi.

Bên cạnh đó, đơn vị thi công sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống kỹ thuật như mạng lưới điện, cấp thoát nước, xử lý rác thải, phòng cháy chữa cháy…nhằm đảm bảo hiệu quả vận hành cho nhà xưởng.

2.6. Lắp đặt máy móc thiết bị

Tiếp theo sẽ đến công đoạn lắp đặt máy móc thiết bị để hoàn thiện quá trình xây dựng nhà xưởng. Đồng thời, đội ngũ kỹ thuật sẽ tiến hành quản lý kiểm tra chất lượng công trình để lập báo cáo nghiệm thu và bàn giao công trình đưa vào sử dụng. 

xây dựng nhà xưởng 2

2.7. Vệ sinh và đưa vào hoạt động 

Bước cuối cùng, đơn vị thi công sẽ vệ sinh lại toàn bộ khu nhà xưởng trước khi bàn giao đưa vào vận hành sản xuất. Ngoài ra, chủ thầu sẽ thực hiện công tác bảo hành, bảo dưỡng định kỳ dựa theo nội dung quy định trên hợp đồng nhằm đảm bảo công trình hoạt động một cách hiệu quả và bền bỉ nhất.Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ đến bạn một số bước cơ bản trong quy trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp. Với thế mạnh về thời gian và chi phí, nhà xưởng thép tiền chế chính là một giải pháp xây dựng hoàn hảo trong thời điểm hiện nay.

Đọc thêm: Top 5 công ty tư vấn thiết kế xây dựng chất lượng hàng đầu Việt Nam

Blog at WordPress.com.

Design a site like this with WordPress.com
Get started